Truyền thông Jack the Ripper

Ấn bản ngày 8 tháng 9 năm 1888 của Penny Illustrated Paper mô tả việc phát hiện ra thi thể nạn nhân đầu tiên trong chuỗi 5 vụ kinh điển. Nạn nhân có tên là Mary Ann Nichols

Những vụ án mạng do Jack the Ripper gây ra đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc luận bàn về tội phạm của giới nhà báo.[90][229] Jack the Ripper không phải là kẻ giết người hàng loạt đầu tiên nhưng y là trường hợp đầu khiến truyền thông trên toàn thế giới một phen rúng động.[90] Đạo luật Giáo dục Cơ bản năm 1880 (đã mở rộng theo Đạo luật trước đó) bắt buộc mọi trẻ em không phân biệt giai cấp, tầng lớp phải đi học. Nhờ vậy mà đến năm 1888, nhiều người thuộc tầng lớp lao động ở Anh và xứ Wales đã biết chữ.[230]

Cải cách thuế vào thập niên 1850 đã cho phép xuất bản những tờ báo giá rẻ với lượng phát hành rộng rãi hơn.[231] Những tờ báo này mọc lên như nấm trong giai đoạn sau của thời đại Victoria, bao gồm cả các tờ báo lưu hành hàng loạt với giá chỉ nửa xu. Bên cạnh đó, một số tạp chí có tiếng như The Illustrated Police News cũng khiến cho tên tuổi của Jack the Ripper trở về trước nổi tiếng chưa từng có.[232] Do đó, vào thời điểm mà cuộc điều tra lên đến đỉnh điểm, hơn một triệu bản phát hành báo chí[233] với nội dung đưa tin về những vụ án mạng ở Whitechapel được bán ra mỗi ngày.[234] Tuy nhiên, nhiều bài báo trong số đó đa phần mang tính chất giật gân và phỏng đoán, thông tin sai sự thật lại thường xuyên in ra như thể là sự thật.[235] Ngoài ra, một số bài báo phỏng đoán về danh tính của Jack the Ripper lại bắt nguồn từ tin đồn bài ngoại ở địa phương rằng thủ phạm là người Do Thái hoặc người ngoại quốc.[236][237]

Vào đầu tháng 9, sáu ngày sau khi Mary Ann Nichols bị sát hại, tờ Manchester Guardian đưa tin: "Bất cứ thông tin nào cũng có thể thuộc quyền sở hữu của cảnh sát mà họ cho là cần phải giữ bí mật ... Nhiều người tin rằng họ [tức cảnh sát] hướng sự chú ý đặc biệt đến ... một nhân vật khét tiếng được gọi là 'Tạp dề Da'."[238] Giới nhà báo thất vọng vì Cục Điều tra Hình sự không muốn tiết lộ chi tiết về cuộc điều tra với công chúng nên họ chọn cách viết các bài báo với thông tin chưa được xác thực.[90][239] Những mô tả giàu trí tưởng tượng về "Tạp dề Da" đã xuất hiện trên báo chí[240][241] nhưng bị các nhà báo đối thủ bác bỏ khi họ cho rằng nó là "một sự hoang đường bắt nguồn từ sự võ đoán của phóng viên".[242] Một người Do Thái địa phương tên là John Pizer chuyên làm giày dép từ da thuộc nên cũng được biết đến với biệt danh "Tạp dề Da".[243][244] Ông đã bị bắt mặc dù thanh tra điều tra báo cáo rằng "hiện tại không có bất kỳ chứng cứ nào để buộc tội ông ta".[245][246] Ông nhanh chóng được thả sau khi xác nhận chứng cứ ngoại phạm.[243][244]

Sau khi bức thư "Thưa Sếp" được công bố, cái tên "Jack the Ripper" đã thay thế "Tạp dề Da" để trở thành tên mà báo chí và công chúng sử dụng nhằm mô tả kẻ giết người.[247][198] Tên Jack vốn từng dùng để miêu tả kẻ tấn công huyền thoại ở Luân Đôn: "Jack gót chân lò xo".[lower-alpha 6] Y được cho là đã nhảy qua tường để tấn công nạn nhân và tẩu thoát nhanh chóng như cách mà y xuất hiện.[248][249] Việc nghĩ ra và áp dụng biệt danh cho một kẻ sát nhân cụ thể đã trở thành thông lệ truyền thông tiêu chuẩn với các ví dụ như Axeman ở New Orleans, Boston StranglerBeltway Sniper.[lower-alpha 7] Những ví dụ bắt nguồn từ "Jack the Ripper" bao gồm French Ripper,[250] Düsseldorf Ripper,[251][252] Camden Ripper,[253][254] Blackout Ripper,[255] Jack the Stripper,[256][257] Yorkshire Ripper[258][259][260]Rostov Ripper.[253][261] Các thông tin giật gân báo chí kết hợp với thực tế là không một ai bị kết án trong vụ giết người khiến cho việc phân tích chuyên môn trở nên rối rắm và tạo ra truyền thuyết phủ màn đen lên những vụ giết người hàng loạt sau này.[262]